sửa chữa điện nước, tivi tại hà nội

Xử lý tình trạng chống thấm nhà vệ sinh bạn nên biết

28/11/2024
Chống thấm nhà vệ sinh là hạng mục thường xuyên gặp tình trạng thấm nước làm cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Nhà vệ sinh là nơi không thể tránh được tình trạng thấm nước, từ đó gây ra ẩm mốc, vi khuẩn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình. Do đó phải có biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả để chất lượng cuộc sống được cải thiện.

Dấu hiệu nhà vệ sinh đang bị thấm

Phát hiện sớm các dấu hiệu sẽ giúp bạn đưa ra các phương án xử lý kịp thời. Những dấu hiệu nhà vệ sinh đang thấm dột đó là:

  • Tường nhà, trần nhà có dấu hiệu ẩm mốc, rỉ nước ra ngoài, xuất hiện vết mốc gây mất thẩm mỹ.

Nhà vệ sinh bị thấm nước

  • Nước dễ dàng chảy qua do gạch bị xỉn màu, xuống cấp.

  • Một số thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu, bồn tắm,..

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị thấm dột

Trong thực tế, vấn đề nhà vệ sinh mà đặc biệt là sàn nhà vệ sinh bị thấm dột không phải là điều hiếm gặp. Sau đây, chúng tay hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân làm cho khả năng chống thấm nhà vệ sinh không còn nữa. Cụ thể như:

  • Nhà vệ sinh thường đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ, ngấm ngược xuyên tường, xuyên sàn vì Là bộ phận gần nhất với hệ thống đường ống cấp thoát nước.

  • Các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều gắn liền với nước. Việc tiếp xúc và chịu tác động thường xuyên này dễ dẫn đến thấm dột.

  • Đặc thù khí hậu của Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì thế, các công trình luôn chịu tác động không nhỏ từ độ ẩm cao trong không khí. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho vấn đề thấm dột thêm phần nghiêm trọng.

  • Công trình chưa tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh trước đó. Hoặc đã tiến hành xử lý chống thấm nhà vệ sinh song hiệu quả không cao, không triệt để.

  • Thi công ẩu, chất lượng công trình không đảm bảo dễ phát sinh thấm dột, xuống cấp.

Các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Sử dụng màng chống thấm có hiệu quả chống thấm nước triệt để, tuổi thọ lâu dài và rút ngắn thời gian thi công nên được ưu tiên áp dụng trong chống thấm những công trình thường xuyên phải tiếp xúc với nước như nhà vệ sinh, nhà tắm,….

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm được chia ra làm 2 giải pháp là dùng màng tự dính và dùng màng khò nóng.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng tự dính:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công (vệ sinh bụi bẩn, trám vá các vết nứt, lõm,…).

  • Bước 2: Quét lớp sơn tạo dính Primer (dùng Sơn Bitum dạng lỏng).

  • Bước 3: Dán màng chống thấm tự dính Bitum.

  • Bước 4: Thử nước và nghiệm thu.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng:

  • Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt cần thi công chống thấm.

  • Bước 2: Dùng đèn khò khí gas để làm nóng mặt sàn.

  • Bước 3: Quét lớp lót Primer gốc bitum lên bề mặt sàn.

  • Bước 4: Dùng máy khò nóng để đốt bề mặt tấm trải cho nhựa bitum chảy lỏng đều rồi dính xuống mặt sàn. Lưu ý: đốt chảy lỏng đến đâu thì lăn màng đến đó.

  • Bước 5: Sau khi thi công dán màng khò nóng xong cần trát lớp xi măng cát lên bề mặt để bảo vệ màng chống thấm.

  • Bước 6: Thử nước và nghiệm thu.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Ngoài màng chống thấm thì chống thấm sika cũng là 1 lựa chọn tối ưu cho nhà vệ sinh nhờ các ưu điểm: hiệu quả chống thấm tốt, bền vững, dễ thực hiện, độ bền cao.

Chuẩn bị vật liệu: Sika latex TH hoặc Latex HC, Keo Sikaflex construction để xử lý các khe nứt (nếu có), Sikaproof membrane hoặc màng đàn hồi xi măng Polymer, Lưới thủy tinh gia cố Fiber Glass để chống co nứt góc chân tường, Phụ gia dán lưới gốc nhũ tương styrene butadien SBR, Vữa rót không co ngót SikaGrout 214-11.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh, chuẩn bị bề mặt thi công.

  • Bước 2: Chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng cách sử dụng hỗn hợp hồ dầu giữa sika latex, xi măng và nước sạch theo định mức quy định để tạo liên kết rồi đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp SikaGrout 214 -11 và nước sạch.

  • Bước 3: Bo góc chân tường và sàn bê tông bằng hỗn hợp vữa và sika latex để thuận tiện cho công tác thi công chống thấm bằng lưới gia cường.

  • Bước 4: Thi công lớp lót bằng hỗn hợp nước + xi măng + sika latex theo tỷ lệ chuẩn. Lưu ý: thi công lên chân tường 20cm đến 40cm tùy cao độ sàn.

  • Bước 5: Thi công 3 lớp chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng sika membrane.

  • Bước 6: Thử nước và kiểm tra

Bình luận
Chúng tôi Hỗ trợ khách hàng từ 5:30 (sáng) đến 2:00 (đêm). Bất kể lúc nào, nắng mưa hay lễ tết, chỉ cần nhấc máy gọi 0964.78.11.33 chúng tôi sẽ có mặt
0964.78.11.33