Đi ống nước nhà tắm là hạng mục quan trọng trong mạng lưới điện nước sinh hoạt. Vì vậy bạn cần đút đút ngay các cách đi ống nước nhà tắm sau đây.
Thiết kế đường ống nước nhà tắm là vô cùng quan trọng trước khi tiến hành xây dựng nhà ở để đảm bảo hệ thống cấp thoát nước hoạt động hiệu quả, không xảy ra tình trạng tắc nghẽn hay rò rỉ trong quá trình sử dụng cũng như giúp thợ điện nước dễ hình dung hơn trong việc lắp đặt. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách đi đường ống nước nhà tắm thông dụng được các thợ chuyên nghiệp sử dụng.
Quy định về cách đi đường ống nước nhà tắm
Hệ thống cấp thoát nước trong nhà tắm được phân chia thành đường ống cấp nước và đường ống thoát nước. Khi lắp đặt, các bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Về đường ống cấp nước: Phải tuân thủ theo nguyên tắc gắn trên tường. Khi thi công, thợ điện nước sẽ đục dán ống nước âm vào trong tường sau đó cố định và chát lại vừa để lấp đi.
- Đường ống nước nhà tắm phải được tách biệt với hệ thống cấp thoát nước trong nhà vệ sinh
- (bồn cầu, bồn tiêu) và hệ thống thoát nước rửa (bồn tắm, lavabo, sàn)
- Chiều dài đường ống nên được thiết kế ngắn nhất có thể
- Hệ thống đường ống nước nhà tắm phải đảm bảo không đi qua phòng ngủ hoặc phòng khách
- Thiết kế, lắp đặt phải đảm bảo có thể dễ dàng kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết
Thiết kế hệ thống đường ống nước nhà tắm như thế nào?
-
Khi thiết kế đường ống nước bạn nên tách biệt hệ thống thoát nước nhà vệ sinh như bồn cầu, bồn tiểu tách biệt với hệ thống bồn tắm, lavabo, sàn.
- Hệ thống đường ống nước nên ngắn gọn nhất có thể
- Việc lắp đặt cần được thực hiện dễ dàng và thuận tiện. Đề phòng những trường hợp thay thế và sửa chữa.
- Khi thiết kế đường ống nước nhà tắm nên để riêng biệt. Tránh cho việc đi qua phòng ngủ hoặc phòng khách.
- Phân biệt rõ ràng hệ thống đường ống cấp nước và đường ống nước thải. Việc này để tránh trường hợp khi đường ống nước trục trặc cần phải sửa chữa.
Hướng dẫn đi ống nước nhà tắm đơn giản nhất
- Khi lắp đặt hệ thống đường ống nước thải của nhà tắm sẽ có nhiều đoạn chuyển hưởng. Như vậy sẽ làm tăng trở lực của toàn hệ thống. Các chất thải sẽ bị lắng đọng lại tại các đoạn chuyển hướng. Như vậy chỉ sau một thời gian sử dụng nó sẽ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn hoặc là xả yếu.
- Ngoài ra vấn đề này còn gây ra khá nhiều tốn kém do phải sử dụng quá nhiều cút nối không cần thiết. Với những đường ống nước thải nhà tắm khi thiết kế bắt buộc phải có ống khí. Nếu không khi sử dụng rất có thể ống sẽ bị vỡ do áp lực nước quá mạnh hoặc nước sẽ xả yếu đi.
- Những ống thải khi lắp xuống bể phốt tuyệt đối không nên để ngập trong nước. Như vậy tình trạng xả nước sẽ bị yếu đi. Những ống thải lắp xuống bể phốt phải tuân thủ nguyên tắc là cao hơn mặt nước ít nhất là 200mm. Điều này để đảm bảo cho hệ thống xả hoạt động tốt nhất.
- Sử dụng cút nối đúng cách cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng. Vì dễ nhận thấy ở mỗi đoạn cút nối đều làm tăng trở lực. Bởi vậy càng hạn chế các đoạn cút nối bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
- Nếu bạn lắp đặt quá nhiều thiết bị sử dụng chung trên một đường ống cần sử dụng cút nối chữ Y thay vì sử dụng cút nối chữ T. Vì cút nối chữ T thì các dòng chảy sẽ chảy theo một hướng nên sẽ không ảnh hưởng tới các thiết bị khác trên đường ống.
- Với những đường ống thoát ngang khi lắp đặt cần chú ý đến độ nghiêng của ống thải. Lưu ý không cho ống thải dốc vào các thiết bị nên không ảnh hưởng đến hiệu quả xả. Hơn nữa những nước thải bẩn có thể chảy ngược lại vào các thiết bị.