sửa chữa điện nước, tivi tại hà nội

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn bạn nên biết

22/08/2022
Nước thải sinh hoạt hộ gia đình trước khi đưa ra môi trường cần phải qua xử lý kỹ càng để tránh ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người.

Xử lý nước thải sinh hoạt là vấn đề quan trọng của mỗi hộ gia đình. Việc xử lý cần phải được tiến hành đạt chuẩn thì mới có thể hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe thành viên trong gia đình. Vậy quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn sẽ được tiến hành như thế nào?

Tìm hiểu nước thải là gì?

Nước thải là nguồn nước đã qua sử dụng trong sinh hoạt, từ các hộ gia đình sau khi sử dụng cho các mục đích như rửa chén, giặt, nấu nướng, vệ sinh,... Ngoài ra, nước thải còn có nguồn gốc từ các hoạt động trong khu thương mại, khu công nghiệp. 

Nước thải sinh hoạt hộ gia đình

Hầu hết, nước thải chưa qua xử lý đều có màu xám và màu đen. Nước thải màu xám là nước thải từ việc tắm, rửa bát, nấu nướng hoặc giặt giũ. Còn nước màu đen là nước từ nhà vệ sinh (giấy vệ sinh, phân, nước tiểu). Đặc biệt, nước thải có đặc trưng đó là mùi hôi.

Tại sao cần thiết phải xử lý nước thải sinh hoạt?

  • Trong nước thải sinh hoạt  này chứa nhiều thành phần độc hại. Nếu chưa được xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường sẽ làm môi trường ngày càng ô nhiễm hơn.

  • Nước thải, rác thải sinh hoạt thường được đổ trực tiếp ra ao, hồ… khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí ngày càng nghiêm trọng, làm chết các sinh vật sinh sống trong đó.

  • Mùi hồi từ nước thải gây ra sự khó chịu cho người dân sống gần đó. Không những thế, sức khỏe của người lớn và sự an toàn cho trẻ em cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

  • Vì vậy, nếu không xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả đáng buồn cho sức khỏe con người. 

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, trong đó có thể kể đến: Phương pháp xử lý sinh học, Phương pháp xử lý cơ học, Phương pháp xử lý hóa lý, Phương pháp xử lý hóa học, Xử lý nước thải bằng phương pháp lắng cát, …

Xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn

  • Bước 1: Bơm nước thải sinh hoạt, tách dầu mỡ, cặn bã. 

  • Bước này giúp loại bỏ hoàn toàn các chất rắn lẫn trong nước thải, giúp cho hệ thống xử lý ở các bước sau dễ dàng làm việc và nâng cao hiệu suất. Đây là bước quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của hệ thống xử lý nước thải.

  • Bước 2: Nước từ bể thu gom liên tục được bơm vào bể điều hòa và được sục khí liên tục để đáp ứng được quá trình xử lý nước thải được xảy ra liên tục mà không bị quá tải.

  • Bước 3: Các giá thể sinh học được lắp trong các bồn thiếu khí để “nuôi dưỡng” một số sinh vật tồn tại trong nước. Tại bước này hàm lượng BOD sẽ giảm và các quá trình nitrat hoá, phân hủy hữu cơ sẽ xảy ra.

  • Bước 4: Thông qua quá trình chuyển động liên tục, các vi sinh vật bám trên giá thể giúp cho quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Quá trình này cần phải luôn đảm bảo hàm lượng BOD không được vượt ngưỡng 5mg/l.

  • Bước 5: Nước thải sau khi được xử lý và phân hủy hữu cơ sẽ được đưa chuyển sang bể hồi lưu để tiến hành quá trình khử nitrat.

  • Bước 6: Tại bể lắng cơ học các cặn bùn còn lại sẽ lắng xuống và loại bỏ.

  • Bước 7: Bể lắng bùn sẽ chứa các chất cặn bã, bùn và cát, bể này được thiết kế trong môi trường thiếu khí và được khử hoàn toàn nitrat.

  • Bước 8: Sau khi trải qua các quá trình xử lý trên nước thải sẽ được khử trùng trước khi được đưa vào tái sử dụng.

Bình luận
Chúng tôi Hỗ trợ khách hàng từ 5:30 (sáng) đến 2:00 (đêm). Bất kể lúc nào, nắng mưa hay lễ tết, chỉ cần nhấc máy gọi 0964.78.11.33 chúng tôi sẽ có mặt
0964.78.11.33