Việc chuẩn bị sẵn Bản vẽ nhà vệ sinh đẹp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí thiết kế cũng như cắt giảm chi phí lắp đặt.
Trước đây, nhà vệ sinh được xem là một công trình nhỏ, chỉ cần có để sử dụng. Nhưng ngày nay, đời sống con người được nâng cao thì nhà vệ sinh không đơn thuần chỉ là nơi để tắm táp hay vệ sinh nữa, mà đó còn là nơi để nghỉ dưỡng, thư giãn mỗi ngày. Những đòi hỏi về nhà vệ sinh ngày một lớn, chính vì vậy việc thiết kế không thể nào qua loa. Dưới đây là Bản vẽ nhà vệ sinh đẹp bạn nên tham khảo.
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh từ 1m2 đến 2m2
Những phòng vệ sinh chỉ từ 1m2 đến 2m2 không còn quá xa lạ đối với dân cư sống ở chung cư hoặc ở trọ trên thành phố lớn. Làm sao để có thể thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh với quỹ đất chỉ 1m2 đến 2m2 là bài toán nan giải, nhưng cấp bách.
Thông thường nhà vệ sinh nhỏ thường được gia chủ tận dụng khoảng diện tích gầm cầu thang và thường được trang bị nội thất nhà tắm cần thiết nhất nhất: bồn cầu, sen tắm, lavabo và vòi rửa.
Mặt bằng bố trí nhà vệ sinh từ 2m2 đến 4m2
Đối với quỹ đất từ 2m2 đến 4m2 bạn hoàn toàn thoải mái thiết kế bố trí mặt bằng nhà vệ sinh. Đối với quỹ đất dành cho nhà vệ sinh như này, bạn có thể thiết kế thêm bồn tắm đứng với vách kính hoặc sử dụng bồn tắm ngâm, massage trong mặt bằng nhà vệ sinh.
Mặt cắt nhà vệ sinh từ 4m2 đến 10m2
Một nhà vệ sinh có không gian rộng từ 4m2 đến 10m2 bạn không còn phải lo về kích thước nội thất mà bạn cần phải suy nghĩ cách bố trí mặt bằng cắt nhà vệ sinh sao cho hài hòa, hợp lý với cấu trúc căn nhà. Việc quan trọng nhất khi bố trí nhà vệ sinh có không gian rộng đó chính là sắp xếp khoảng cách giữa các vật, sao cho phù hợp và cân đối. Việc đặt nội thất nhà tắm nào gần nhau tùy thuộc vào thói quen sử dụng của từng gia đình. Thứ tự ưu tiên thường thấy đó chính là bồn cầu - lavabo - bồn tắm.
Đối với không gian nhà tắm rộng từ 4m2 đến 10m2, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bồn tắm, phòng xông hơi đa năng để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình.
Lưu ý khi thiết kế bản vẽ nhà vệ sinh đẹp
Khi thiết kế bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
-
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh phải được thiết kế phù hợp với phần diện tích cho trước
-
Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh cần phải thể hiện được chi tiết kích thước, vị trí sắp đặt đường ống hay đồ nội thất trong phòng
-
Các thiết bị, đồ dùng được đưa vào bản vẽ mặt bằng cần phải phù hợp với chiều cao và nhu cầu sử dụng của người dùng
-
Hạn chế đưa cây xanh vào trong mặt bằng nhà vệ sinh, vì nó có thể khiến vi khuẩn gây hại sinh sôi và phát triển.
-
Cần đặc biệt quan tâm đến độ dốc sàn nhà vệ sinh khi thiết kế bản vẽ mặt bằng. Vì nếu độ dốc sàn vệ sinh không phù hợp có thể gây nên tình trạng ngập, ứ nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình.